Bách Hóa Xanh

 Sodium Carboxy Methyl Cellulose - CMC

- Tên sản phẩm: Sodium carboxy methyl cellulose- CMC
- Tên thường gọi: CM-Cellulosesodium salt; Cellulose glycolic acid, sodium salt; Cellulose sodium glycolate; Cellulose, carboxymethyl ether, sodium salt.
- Tên gọi khác:  CM-Cellulose sodium salt; Cellulose glycolic acid, sodium salt; Cellulose sodium glycolate; Cellulose, carboxymethylether,sodium salt; Sodium carboxmethylcellulose;Sunrose F50.
- Công thức: C6H9OCH2COONa
- Ngoại Quan: CMC ở dạng bột màu trắng, không mùi.
- Xuất Xứ: Trung Quốc, Nhật Bản
- Quy Cách:  25kg/Bao
- Độ tan và nhiệt độ:
  • Phụ thuộc vào giá trị DS tức là mức độ thay thế, giá trị DS cao cho độ hòa tan thấp và nhiệt độ tạo kết tủa thấp hơn do sự cản trở của các nhóm hydroxyl phân cực. Tan tốt ở 400C và 500C.
  • Cách tốt nhất để hòa tan nó trong nước là đầu tiên chúng ta trộn bột trong nước nóng, để các hạt cenllulose methyl được phân tán trong nước, khi nhiệt độ hạ xuống chúng ta khuấy thì các hạt này sẽ bị tan ra. Dẫn xuất dưới 0.4 CMC không hòa tan trong nước.

- Khả năng tạo đông: CMC có khả năng tạo đông thành khối vững chắc với độ ẩm rất cao (98%). Độ chắc và tốc độ tạo đông phụ thuộc vào nồng độ CMC, độ nhớt của dung dịch và lượng nhóm acetat thêm vào để tạo đông. Nồng độ tối thiểu để CMC tạo đông là 0.2% và của nhóm acetat là 7% so với CMC.
- Ứng dụng:

  • CMC được sử dụng chủ yếu trong thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm như là một chất tạo độ nhớt, chất ổn định, tạo lớp và cải thiện kết cấu.
  • CMC cũng được sử dụng trong chất tẩy rửa như là một chất chống đóng lắng, keo dán, cao su và các loại sơn đánh bóng.
  • CMC còn được dùng trong công nghiệp dệt may và sản xuất giấy.
  • CMC có nhiều tiện ích thương mại và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, như là một chất phụ gia trong ngành công nghiệp thực phẩm.


 

HCHO - Acid Formalin
- HCHO - Acid Formalin là hợp chất hữu cơ có rất nhiều tên gọi khác nhau như Formaldehyde, formol, methyl aldehyde, methylene oxide, metanal, là andehyde đơn giản nhất…
Công thức hóa học là HCHO 
(Còn có Công thức CH2O), là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và có khả năng chuyển sang thể khí ở điều kiện bình thường, không màu, mùi cay xốc, khó ngửi, tan nhiều trong nước (nếu dung dịch này có khoảng 40% theo thể tích hoặc 37% theo khối lượng gọi là formon hay formalin). 
Trong tự nhiên, formaldehyde có sẵn trong gỗ, táo, cà chua, khói động cơ, khói thuốc lá, khói đốt gỗ, dầu và khí hóa lỏng (gaz)... 
- Tổng hợp: Formaldehyde thường được điều chế từ metanol với chất xúc tác là bạc được đun ở nhiệt độ khoảng 650°C.
- Tên gọi khác: Morbicid Acid, formal, formon, methylene oxide,  phocmon, methyl aldehyde, CH2O, Formaldehyde; Formalin.
- Ngoại Quan: Thể lỏng, không màu, trong suốt.
- Qui cách: 220kg/phuyl
- Xu
ất xứ: Việt Nam
- Ứng dụng:
  • Sử dụng để làm chất tẩy uế hay để bảo quản các mẫu sinh vật.
  • Sử dụng như là một chất bảo quản cho các vắcxin.
  • Sử dụng trong ngành sơn, công nghiệp nhựa dẻo. Formaldehyde là một khối xây dựng thông thường cho sự tổng hợp của các hợp chất phức tạp hơn và vật liệu. Để giảm tiêu thụ gần đúng của các sản phẩm tạo ra từ formaldehyde bao gồm nhựa urea formaldehyde, nhựa melamine, nhựa phenol formaldehyde, nhựa polyoxymethylen, 1,4-butanediol, và diisocyanate diphenyl methylene.  
  • Là chất khử trùng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản vì nó giết chết hầu hết các vi khuẩn và nấm (bao gồm cả bào tử của chúng). Các giải pháp Formaldehyde được bôi tại chỗ trong y học để làm khô da, chẳng hạn như trong điều trị mụn cóc .
  • ​Sử dụng trong nhiếp ảnh, formaldehyde được sử dụng ở nồng độ thấp cho quá trình của C-41 (phim màu tiêu cực) ổn định trong bước rửa cuối cùng, cũng như trong quá trình E-6 trước khi tẩy bước, để phòng ngừa sự cần thiết của nó trong rửa cuối cùng.

 Calcium Chlorirde 96% Min - CaCl2

- Tên hóa chất: Calcium Chloride 96%
- Tên gọi khác: Clorua Canxi hay Canxi Clorua, Calcium Chloride, Canxi Clorua, Canxi (II) Clorua, Canxi Diclorua, E509.
- Công thức: CaCl2.
- Ngoại quan: Rắn trắng hay không màu.
- Quy cách: 25kg/Bao
- Xuất xứ: Trung Quốc

- Ứng dụng:

Nuôi trồng thủy sản

  • Calcium Chlorirde 96% Min - CaCl2 được sử dụng chủ yếu để cung cấp bổ sung canxi cho ao nuôi.
  • Sử dụng để cân bằng độ kiềm và độ PH trong ao nuôi.

Chất làm khô

  • Được sử dụng để cho vào các ống làm khô để loại bỏ hơi ẩm trong không khí trong khi vẫn cho khí đi qua.

Công nghiệp

  • Sử dụng như là phụ gia trong hóa dẻo, hỗ trợ tiêu nước trong xử lý nước thải, chất bổ sung trong các thiết bị dập lửa bình cứu hỏa, phụ gia trong kiểm soát tạo xỉ trong các lò cao, cũng như làm chất pha loãng trong các loại thuốc làm mềm vải.
  • Sử dụng như là hợp chất làm tan băng.
  • Sử dụng trong phối trộn bê tông nhằm tăng nhanh quá trình ổn định ban đầu của bê tông.

Thực phẩm

  • Trong công nghệ thực phẩm, Clorua Canxi đóng vai trò như chất điện giải, nó có mặt trong các sản phẩm đồ uống như Pocari sweat, Revie,...Ngoài ra, nó còn được sử dụng như một chất phụ gia bảo quản thực phẩm như rau, củ,...
  • Clorua Canxi còn được dụng để ủ bia. Nó có tác dụng điều chỉnh sự thiếu hụt chất khoáng trong nước ủ bia. Giúp tăng hương vị và tạo cảm giác ngọt cho bia.
Y học
  • Clorua canxi có thể được tiêm khi điều trị bằng đường tĩnh mạch để điều trị hypocalcaemia. Nó còn được sử dụng để xử lí các vết đốt của côn trùng, nổi mề đây, giải độc sulffat magie, chì,...  
  • Trong nghiên cứu sinh học Clorua Canxi được ứng dụng trong biến đổi gen của các tế bào, giúp ADN xâm nhật vào tế bào dễ dàng hơn.


 

PAC - Poly Aluminium Cloride

- Tên hóa chất: Poly Aluminium Chloride- PAC 31%
- Tên thương mại: PAC

  • Poly Aluminium Chloride (PAC) là chất trợ lắng, keo tụ trong xử lý cấp nước, nước thải, nước nuôi trồng thủy hải sản (đặc biệt nuôi tôm, cá), dùng trong ngành dệt nhuộm, ngành giấy.
  • Hóa chất PAC đang tạo ra một bước đột phá mới trong công nghệ xử lí nước hiện nay.Với chất lượng ngày càng được nâng cao để phù hợp với mục đích sử dụng của các công ty, các doanh nghiệp và cùng với một mức giá hợp lí, hứa hẹn sẽ là hóa chất chiếm thị phần cao trong lĩnh vực xử lí nước trong những năm tiếp theo. 

- Công thức hóa hoc: [Al2(OH)nCl6-nXH2O]m - Thành phần hóa học cơ bản là Poly Aluminium Chloride, có thêm chất khử trùng gốc Chlorin.
- Ngoại Quan: PAC ở dạng bột màu vàng nghệ/ vàng chanh
- Xuất Xứ: Trung Quốc
- Quy cách: 25Kg/Bao
- Tiêu chuẩn kỹ thuật: 

Chỉ tiêu
Đơn vị
Tiêu chuẩn
Xử lý nước mềm
Xử lý nước thải
Al2O3
%
30.0
30.50
30.20
B
%
40 – 49
78
80
pH
%
3.5 – 5.0
3.8
3.8
Water insoluble
%
0.3
0.1
0.2
As
%
0.0002
0.00017
0.00017
Mn
%
0.0075
0.0070
0.0070
Cr
%
0.0005
0.0005
0.0005
     - Sử dụng:
Pha chế thành dung dịch 5 – 10% và châm vào nước nguồn cần xử lý.
Liều lượng dùng xử lý nước mềm: 1 – 10 g/m3 PAC tùy theo độ đục của nước thô.
Liều lượng dùng xử lý nước thải (nhà máy giấy, dệt nhuộm, chế biến thủy hải sản, thực phẩm, lò mổ gia súc, nước thải sinh hoạt…): 20 – 200 g/m3 tùy theo hàm lượng chất lơ lửng và tính chất của nước thải.

Ưu điểm:  PAC có nhiều ưu điểm hơn so với việc sử dụng phèn nhôm sulfate và các loại phèn vô cơ khác để xử lí nước như sau:
Hiệu quả keo tụ và lắng trong gấp 4-5 lần. Tan tốt và nhanh trong nước.
PAC ít làm thay đổi độ pH của nước nên sẽ hạn chế việc sử dụng các hóa chất khác (như kiềm) để xử lý và do đó hạn chế ăn mòn thiết bị và giúp giảm chi phí.
PAC không làm đục nước khi dùng thừa hoặc thiếu.
Khả năng loại bỏ các chất hữu cơ tan và không tan cùng các kim loại nặng tốt hơn.
Không làm phát sinh hàm lượng SO42– trong nước thải sau xử lý là loại có độc tính đối với vi sinh vật.
Liều lượng sử dụng thấp, bông keo to dễ lắng.
Để tăng cường tính hiệu quả khi xử lí nước, thường sử dụng hóa chất đi kèm với PAC là PAM (Poly Acryl Amide)

Ứng Dụng:

Xử lý nước, PAC được sử dụng trong lọc nước uống, giúp kết lắng các hợp chất keo và chất lơ lửng, loại bỏ chất hữu cơ, vi khuẩn, virus. PAC còn được sử dụng trong công nghiệp bột giấy, giấy.

 


Na2CO3 - Soda ashlight 

- Tên khác: Cacbonat natri, Natron
- Công Thức: Na2CO3

- Ngoại quan: Một tinh thể, Bột màu trắng, mùi nồng, để ngoài không khí dễ chảy nước.
- Qui cách: 40-50kg/bao
- Xuất xứ: Trung Quốc


- Tính chất

  • Natri Cacbonat (Na2CO3) khan là chất bột màu trắng, hút ẩm và nóng chảy ở 850oC. Na2CO3 tan nhiều trong nước, quá trình tan phát ra nhiều nhiệt do sự tạo thành các hidrat. Từ dung dịch ở nhiệt độ dưới 32,50C, Na2CO3 kết tinh dưới dạng đecachidrat Na2CO3.10H2O. Đây là những tinh thể trong suốt, không màu, dễ tan trong nước.
  • Khi tan trong nước, Na2CO3 bị thủy phân làm cho dung dịch có phản ứng kiềm (làm xanh giấy quỳ tím):

thuy phan Na2CO3

  • Nhiệt độ nóng chảy: 851oC(Khan)
  • Nhiệt độ sôi : 1.600oC (Khan)
  • Độ hoà tan trong nước : 22g/100ml (20oC)​

- Ứng dụng:

  • Muối Natri Cacbonat được dùng rộng rãi trong các ngành công nghiệp thủy tinh, đồ gốm, xà phòng, phẩm nhuộm, giấy,…, đặc biệt được dùng như chất đầu trong điều chế nhiều hợp chất quan trọng của natri như xút ăn da, borax, thủy tinh tan, cromat và đicromat.
  • Dung dịch Na2CO3 dùng để tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên chi tiết máy trước khi sơn, tráng kim loại.
  • Na2CO3 còn được dùng trong công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa.
  • Natri carbonate là thành phần trong công thức thuốc tẩy, nó là tác nhân làm mềm nước, có khả năng kết tủa ion Canxi và Magiê từ nước. Canxi và Magiê nếu không loại bỏ sẽ kết hợp với xà phòng hay chất tẩy tạo thành một loại cặn không hòa tan mà có thể dính vào quần áo và máy giặt.

hóa chất soda Na2CO3hóa chất công nghiệp th​ủy tinhnatri carbonatehoa chat natri cacbonat, hóa chất ngành công nghiệphóa chất ngành công nghiệp thực phẩmhóa chất tẩy rữacty hóa chất khánh an.

Lẩu là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Nhiều khách không biết nhiều nồi lẩu trông có vẻ thơm ngon, bổ dưỡng lại chứa phụ gia thực phẩm và hóa chất độc hại, gây nguy hiểm tới sức khỏe người tiêu dùng. Cách đây ít lâu, chính quyền Trung Quốc phát hiện loại gia vị thường để dùng nấu món lẩu Tứ Xuyên nổi tiếng có trộn hóa chất có khả năng gây ung thư cho người sử dụng. Loại gia vị này có tên là sa tế Tứ Xuyên, là một loại phụ gia khá thịnh hành, thường được người tiêu dùng mua về để bỏ vào nước dùng của món lẩu Tứ Xuyên. Nhờ đó, nước dùng lẩu sẽ dậy lên mùi thơm, vị cay và có màu đỏ hấp dẫn.



 


Những năm gần đây, số lượng hóa chất được nhập khẩu về Việt Nam ngày càng tăng cao, đặc biệt từ thị trường Trung Quốc. Điều này khiến nhiều người không khỏi “giật mình”, nhất là khi Tập đoàn Hóa chất dù nắm vai trò chủ yếu trong hoạt động xuất nhập khẩu cũng như vận hành các nhà máy sản xuất phân bón, hóa chất lại đang làm ăn thua lỗ.
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, giá trị nhập khẩu hóa chất và các sản phẩm hoá chất từ ngày 1/1-15/1/2017 đã trên 140 triệu USD, sản phẩm hóa chất hơn 168 triệu USD. Những số liệu này cảnh báo xu hướng nhập khẩu hóa chất sẽ ngày càng tăng cao, khi mới nửa tháng đầu năm 2017, con số nhập khẩu đã lên tới triệu đô.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, hết năm 2016, Việt Nam đã chi hơn 6,9 tỷ USD để nhập khẩu hóa chất và các sản phẩm hóa chất, trong đó riêng nhập khẩu nguyên liệu hóa chất để điều chế các hoạt chất khác chiếm 3,2 tỷ USD. Đáng chú ý, thị trường nhập khẩu hóa chất của Việt Nam chủ yếu là từ Trung Quốc.
Hàng nhập rẻ hơn hàng nội địa
Cụ thể, trong năm 2016, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng hóa chất và sản phẩm hóa chất là 1,8 tỷ USD, riêng hóa chất nhập để điều chế các hợp chất khác đạt 1,02 tỷ USD. Đây là năm đầu tiên Việt Nam chi nhập khẩu nguyên liệu hóa chất đạt kim ngạch hơn 1,02 tỷ USD. Như vậy, trung bình mỗi ngày Việt Nam phải bỏ ra hơn 112 tỷ đồng để nhập khẩu hóa chất từ Trung Quốc.
Ngoài Trung Quốc, nhập khẩu các sản phẩm hóa chất từ các nước có ngành công nghiệp hóa chất phát triển như: Ấn Độ, Mỹ, Canada, Israel hay Nhật Bản, Hàn Quốc… về Việt Nam trong năm qua rất ít.
Cụ thể, nhập khẩu hóa chất và các sản phẩm hóa chất từ những thị trường này cả năm chỉ chiếm từ 145 triệu USD đến gần 300 triệu USD, chưa bằng 1/4 kim ngạch nhập khẩu hóa chất từ Trung Quốc.
Trước đó, năm 2015, Việt Nam cũng chi gần 1,6 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng hóa chất và sản phẩm hóa chất từ Trung Quốc; trong đó chi hơn 900 triệu USD để nhập nguyên liệu hóa chất và hơn 700 triệu USD để nhập khẩu các sản phẩm thành phẩm hóa chất. Tổng giá trị nhập khẩu hóa chất từ Trung Quốc năm 2016 đã tăng 200 triệu USD chỉ sau một năm.
Cụ thể, Việt Nam đã nhập hơn 730 triệu USD thuốc trừ sâu và nguyên liệu thuốc trừ sâu, trong đó nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc là hơn 350 triệu USD, chiếm trên 50% kim ngạch. Về mặt hàng phân bón, năm 2016, Việt Nam chi hơn 1 tỷ USD nhập 4 triệu tấn phân bón, trong đó nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Trung Quốc chiếm 1,9 triệu tấn, đạt kim ngạch gần 500 triệu USD, số lượng và kim ngạch nhập khẩu riêng thị trường Trung Quốc đã chiếm gần 50% tổng giá trị nhập khẩu. Như vậy, chỉ riêng trong năm 2016, tổng giá trị nhập khẩu hóa chất từ Trung Quốc của Việt Nam đã tăng hơn 200 triệu USD so với cùng kỳ năm 2015.
Lý giải điều này, Tổng cục Hải quan cho biết, nhập khẩu hóa chất từ Trung Quốc gia tăng bởi giá các sản phẩm hóa chất từ nước này rẻ hơn so với nhiều thị trường khác, do vận chuyển hóa chất qua đường bộ, đường sắt từ Trung Quốc về Việt Nam thuận tiện hơn. Đặc biệt, lượng đầu mối nhập khẩu hóa chất về Việt Nam nhiều là do có nhiều doanh nghiệp, thương nhân có mối làm ăn với Trung Quốc.
Ví dụ như, nhập khẩu hóa chất từ Trung Quốc về Việt Nam liên quan đến hàng loạt nhà máy sợi, dệt, nhuộm có vốn đầu tư từ Đài Loan, Hồng Kông và Trung Quốc đại lục thời gian qua đã đổ mạnh vốn vào Việt Nam.
Đây là những nhà máy nhập một lượng lớn hóa chất dùng để tẩy rửa vải, sợi cho ngành dệt may trong nước. Bên cạnh đó, nhập khẩu hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp như: sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón vô cơ trong nước cũng làm tăng nhập khẩu hóa chất từ Trung Quốc vào Việt Nam.
Theo PGs.Ts. Ngô Trí Long, Chuyên gia Kinh tế, nguyên nhân chính khiến Việt Nam phải nhập khẩu nhiều hóa chất từ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc trong thời gian qua bởi nhu cầu của Việt Nam lớn nhưng chúng ta chưa có khả năng sản xuất; đồng thời giá nhập khẩu hóa chất từ Trung Quốc cũng rẻ hơn Việt Nam sản xuất,…
Doanh nghiệp nội liên tục kêu cứu.
Như vậy, có thể thấy việc nhập khẩu một lượng lớn hóa chất vẫn là chuyện diễn ra hằng ngày từ nhiều năm, tuy nhiên điều đáng bàn là các doanh nghiệp (DN) trong nước đã làm gì khi thị trường trong nước có nhu cầu mà DN không đáp ứng được, cũng như giá hàng sản xuất trong nước lại luôn cao hơn hàng nhập khẩu rất nhiều.
Ngay như Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem) dù nắm vai trò chủ yếu trong hoạt động xuất nhập khẩu cũng như vận hành các nhà máy sản xuất phân bón, hóa chất lại đang trong tình cảnh thua lỗ kéo dài.
Tại Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn này đã thừa nhận là một số ngành cơ bản của hóa chất như: nhóm sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhóm sản phẩm cao su còn hạn chế, tăng trưởng chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Nguyên nhân một phần do công tác quản lý điều hành chưa linh hoạt, quản trị chi phí còn bất cập, sản xuất sản phẩm chưa bám sát nhu cầu của thị trường.
Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam có 4 đơn vị sản xuất kinh doanh quy mô lớn, chiếm tỷ trọng cao trong nhóm ngành phân bón làm ăn thua lỗ nên đã kéo kết quả sản xuất kinh doanh chung của tập đoàn sụt giảm mạnh.
Trước đó, năm 2015, Tập đoàn cũng có 4/24 đơn vị sản xuất kinh doanh lỗ, bao gồm công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (nay là công ty cổ phần), công ty Cổ phần DAP số 2 – Vinachem, công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình và công ty Cổ phần Xà phòng Hà Bắc. Trong đó, công ty TNHH Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, công ty Cổ phần DAP số 2 – Vinachem đang lỗ do dự án mới đi vào hoạt động từ quý II/2015.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2016, xuất khẩu phân bón đạt 723.000 tấn, trị giá_210 triệu USD, giảm 25% so với năm trước, nhập khẩu tuy giảm 22% so với năm 2015 nhưng vẫn vượt 1.110 tỷ USD, với 4.153 triệu tấn. Riêng nhập khẩu Ure trong năm qua cũng lên tới 141 triệu USD.
Bộ Công Thương dự tính, chi nhập khẩu phân bón trong năm 2017 tương đương với năm 2016 ở mức 1,1 tỷ USD. Đây là bằng chứng dễ nhận thấy nhất thể hiện sự yếu kém của ngành phân bón nói riêng và hóa chất trong nước nói chung.

                                                                                                    (Theo Lê Thúy- Thời báo kinh doanh)

Các dịch vụ chính

Bách Hóa Xanh là mô hình đại siêu thị điện tử - "tất cả trong một".

Thiết kế website theo yêu cầu

Thực phẩm an toàn đang là một vấn đề lớn trong cuộc sống hằng ngày. ...

Thiết kế website Wordpress

Điện thoại đi động và máy tính bảng đã đem đến cho cuộc sống con...

Thiết kế website Blogspot

Mua sắm thời trang là một nhu cầu lớn của tất cả mọi người vì vẻ ngoài...

Email tên miền riêng

Đồ điện tử, đồ công nghệ là những thiết bị không thể thiếu trong đời sống, giúp...

Bản quyền Windows, Microsoft 365, Microsoft Office

Thực phẩm an toàn đang là một vấn đề lớn trong cuộc sống hằng ngày. ...

Bản quyền Google Workspace, Google One

Điện thoại đi động và máy tính bảng đã đem đến cho cuộc sống con...

Bản quyền Zoom Meeting

Mua sắm thời trang là một nhu cầu lớn của tất cả mọi người vì vẻ ngoài...

Cài đặt Windows, MacOS, cài ứng dụng, sửa máy tính

Đồ điện tử, đồ công nghệ là những thiết bị không thể thiếu trong đời sống, giúp...

Theme Wordpress nổi bật

Xem tất cả
Cân đối

Cân đối

Và Quyến rũ

Tập thể dục là nhu cầu cơ bản của con người, dù bạn là phái mạnh hay phái đẹp.

Xem thêm

Template Blogspot nổi bật

Xem tất cả

Một số khách hàng

Xem thêm
#
#